…Tu Học Chỉ Là Thường Soi Sáng Lại Mình, Vì Chính Mỗi Người Đang Là Chân Lý
Trung tâm Sức khoẻ Nam Giới Men's Health
Tu học Đạo Phật chỉ là thường sáng suốt biết mình. Vì tất cả phiền não, khổ đau, sinh tử hay Niết-Bàn đều đã có sẵn ở ngay nơi chính mình, vì vậy chỉ cần soi sáng lại tất cả những gì đang xảy ra nơi mình mà thấy ra sự thật.
Toàn bộ các bài kinh của Đức Phật dạy đều là để chỉ cho chúng ta biết tự trở về soi sáng lại chính mình mà phát huy tánh biết, hay như kinh Pháp Hoa gọi là Phật Tri Kiến đã có sẵn nơi mỗi người.
Cuộc sống vốn đa diện, và mỗi người cần soi sáng lại chính mình trong sự tương giao với tất cả những mặt khác nhau ấy, chứ không phải cứ chỉ “chăm chăm” vào một thứ, rồi lựa chọn lấy cái này, bỏ cái kia.
Mục tiêu cuối cùng của sự tu học chính là “nội tâm thanh tịnh, thấy rõ các pháp”, muốn như vậy mỗi người cần phải trải qua mọi mặt thăng trầm của cuộc sống thì mới có thể “khi xúc chạm việc đời, tâm không động không sầu”, và ngay đó là “phúc lành cao thượng” tức Niết-Bàn.
Ngài Krishnamurti có nói “chân lý là mảnh đất không có đường vào”, vì mỗi người ai cũng đang là chân lý, còn “vào” đâu nữa! Tất cả chân lý đều có sẵn ở nơi mỗi người, chỉ tại không thấy mà thôi, vì vậy Đức Phật mới dạy phải trở về soi sáng lại chính mình một cách trọn vẹn, thận trọng-chú tâm-quan sát mà thấy ra.
Tánh biết luôn tự biết pháp đã có sẵn nơi tâm. Nếu tâm không bị lôi kéo bởi các ý đồ của “cái Ta” thì sẽ tự ứng ra sự thận trọng-chú tâm-quan sát với mức độ phù hợp với từng loại hoạt động, nên mình mới có thể làm được mọi việc.
Còn nếu tâm chạy theo ý đồ của bản ngã, kể cả ý đồ muốn chủ động thận trọng-chú tâm-quan sát, thì việc tự ứng này sẽ không còn chính xác và phù hợp nữa, gây ra ùn tắc, rối loạn thành ngũ uẩn mà luân hồi sinh tử & phiền não khổ đau.
Cho dù có thành Phật rồi, thì làm gì cũng vẫn cần trở về trọn vẹn để tâm tự ứng ra thận trọng-chú tâm-quan sát mới làm được…
– Thầy Viên Minh –
Nguồn : ghi chép từ trả lời Hỏi & Đáp của Thầy tại Paris 2018
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục: