Bốn Bước Trở Về Với Sự Thật

Cập nhật: 11/09/2024 Tác giả: TS.BS.CKII. TRÀ ANH DUY

Trung tâm Sức khoẻ Nam Giới Men's Health


Vì con người thường hướng ra tìm cầu bên ngoài nên rơi vào thái độ tham-sân-si mà dính mắc trong đó, rồi phiền não khổ đau, đó chính là “tâm viên ý mã” – tâm ý chạy nhảy lăng xăng như con vượn con ngựa. Nên đầu tiên là họ phải biết trở về thận trọng-chú tâm-quan sát để thấy ra nguồn gốc tham-sân-si và phiền não khổ đau do đâu mà sinh khởi, chứ không phải trở về trọn vẹn với bản thân để sống êm đềm vui vẻ.

Khi không còn lang thang chạy nhảy bên ngoài nữa thì tâm đã trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại thân-tâm, nên tâm đã tương đối ổn định. Nhưng khi ứng cảnh thì tâm vẫn còn chưa chịu được, tuy không đến nổi chạy theo bên ngoài nhưng còn đứng bên trong mà phê phán, kiểm duyệt. Do đó ở bước thứ 2 là lại phải hướng tâm ra bên ngoài để tập thấy ngoại cảnh như nó đang là – pháp tánh như thị = yathābhūtā, sabhāva.

Khi thấy được cảnh bên ngoài như thị, không phán đoán, không khen chê thì tâm bắt đầu trở về với bản chất sáng suốt-định tĩnh-trong lành tự nhiên sẵn có của nó. Lúc này bên trong tâm thanh tịnh sáng suốt nên thấy rõ các pháp, bên ngoài (cảnh) cũng đều rõ ràng minh bạch. Như Đức Phật dạy: “Khi tâm thanh tịnh thì thấy các pháp đều thành tịnh”, đó là bước thứ 3 : Trong ngoài đều thanh tịnh. 

Khi trong ngoài đã thanh tịnh thì tâm rỗng rang, lặng lẽ và trong sáng. Tức “Khi xúc chạm việc đời, tâm không động không sầu, tự tại và vô nhiễm” như đức Phật dạy trong Kinh Hạnh Phúc (Mangala Sutta). Đó là bước thứ 4: Trong ngoài đều rỗng lặng trong sáng, ta người không có, ngã pháp đều không, có không cũng chẳng lập. Phật gọi đó là tánh không của pháp.

Tâm đến bước thứ 4 mới thật sự tự tại an nhiên, thong dong vô ngại. Còn bây giờ ai đang ở bước thư nhất thì cứ tiếp tục trải nghiệm, chiêm nghiệm mà phát hiện sự thật, đừng vội vàng mà cũng đừng dừng bước. 

Chân lý muôn đời vẫn ở đó, vội vàng thì làm sao thấy nó, dừng lại thì để nó vuột mất, chỉ cần bình thản mà thấy thì sẽ thấy ra thôi…

HT Viên Minh. Trích Hỏi & Đáp trungtamhotong.org

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Bình luận của bạn Câu hỏi của bạn

Đặt
Lịch
Khám
Contact Me on Zalo