Dấn Thân

Cập nhật: 05/06/2024 Tác giả: TS.BS.CKII. TRÀ ANH DUY

Trung tâm Sức khoẻ Nam Giới Men's Health


HỎI:

TRẢ LỜI:

Dù không muốn dấn thân cũng phải dấn thân thôi, nhưng phải hiểu đúng hai chữ “dấn thân” nghĩa là như thế nào. 

Trọn vẹn với sự sống đang là, chính là dấn thân cao nhất, chứ không phải vọng tưởng để tìm sở tri, sở đắc. Dấn thân ngay thực tại đang là, ngay khoảnh khắc đang là này này. Đó mới thực sự là dấn thân.

Cách “dấn thân” tuyệt vời nhất chính là Tinh tấn-Chánh niệm-Tỉnh giác. 

Thầy nói rõ hơn: Ví dụ, Thầy đang đau nhói ở gan, nhưng Thầy trọn vẹn tỉnh thức với cái đau nhói đó, tức là đang dấn thân một cách trọn vẹn. Còn lúc đó, Thầy không dấn thân mà ngồi mơ tưởng, mơ làm sao để đừng đau nữa, làm sao để có vị Bồ tát xuống xoa cho lành liền, đó không phải là dấn thân.

Lúc đang đau thì trọn vẹn với cái đau đó, không thêm bớt gì cả thì có điều kỳ diệu xảy ra. Cho nên, Thầy mới nói: “Người phi thường thấy cái phi thường trong cái bình thường“. 

Cũng như một vị tỳ kheo bị bệnh lâu ngày, ghẻ lở hôi hám rất khổ sở, được Đức Phật chỉ cho thấy ra cái bệnh thực sự đang là gì thôi. Tức là bây giờ đừng chạy trốn bệnh đó mà thực sự trọn vẹn với bệnh, vị Tỳ kheo thấy ra vô thường-khổ-vô ngã và vị đó giác ngộ giải thoát, chứng ngộ Alahán.

Chứng ngộ Alahán là gì, tức là bây giờ đau thì dấn thân vào cái đau một cách trọn vẹn, chứ không thêm bớt gì nữa cả. Nếu không cần thêm bớt bất kỳ điều gì nữa thì đó là Alahán. Vẫn còn muốn thêm bớt tức vẫn còn vọng tưởng.

Dấn thân chính là như vậy, là thực sự trọn vẹn với cái đang là, không còn thấy bản ngã đau hay không đau gì cả, chỉ thấy mọi sự đang diễn biến như vậy thôi. 

Lúc đó chính là đang "chứng ngộ"...

HT Viên Minh. Trích pháp thoại “trungtamhotong.org

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Bình luận của bạn Câu hỏi của bạn

Đặt
Lịch
Khám
Contact Me on Zalo