Hướng Dẫn Điều Trị Và Phòng Ngừa Viêm Tinh Hoàn – Mào Tinh

Cập nhật: 23/05/2024 Tác giả: TS.BS.CKII. TRÀ ANH DUY

Trung tâm Sức khoẻ Nam Giới Men's Health


Chủ yếu là điều trị nội khoa. Việc điều trị gồm các phần như sau:

1.    Kháng sinh

Kháng sinh điều trị nên dựa vào kết quả cấy, soi nước tiểu hoặc nhuộm Gram. Trong thời gian đầu hoặc khi kết quả soi cấy âm tính, điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm: tốt nhất nên chọn nhóm Fluoroquinolone.

Viêm mào tinh hoàn kết hợp viêm niệu đạo do nhiễm Chlamydia trachomatis hoặc Neisseria gonorrhoeae, nên dùng:

Tetracycline 500mg, 4 lần/ngày, trong 3 tuần.

Doxycycline 100mg, 2 lần/ngày, trong 3 tuần.

Ampicillin 500mg, 4 lần/ngày, trong 3 tuần.

Hầu hết bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú. Rất ít chỉ định can thiệp phẫu thuật, trừ khi nghi ngờ xoắn tinh hoàn.

2.    Điều trị hỗ trợ

– Nằm nghỉ tại giường.

– Băng treo cố định vùng bìu.

– Dùng giảm đau và hạ nhiệt.

– Dùng các loại kháng viêm thông thường (non-steroids). Các loại steroids nhằm tránh hẹp và tắc ống dẫn tinh (nếu không có chống chỉ định).

– Phong bế tại chỗ bằng 20ml dung dịch Procain hydroclorid 1% ở vùng thừng tinh để giảm đau.

3.    Theo dõi và phòng ngừa biến chứng

– Viêm tinh hoàn thường tự giảm trong vài tuần.

– Biến chứng có thể gặp là áp xe tinh hoàn.

– Phẫu thuật cắt tinh hoàn khi áp xe tinh hoàn, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. 

– Hậu quả teo tinh hoàn thứ phát hoặc giảm khả năng sinh sản tinh trùng do xơ hóa hoặc hủy hoại các ống dẫn.

4.    Phòng ngừa

Quai bị có thể dự phòng được bằng chủng ngừa. Các trường hợp viêm do vi khuẩn, chẩn đoán sớm, điều trị đúng và đủ giúp ngăn ngừa teo tinh hoàn và vô sinh.

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Bình luận của bạn Câu hỏi của bạn

Bài viết cùng chuyên mục


Đặt
Lịch
Khám
Contact Me on Zalo