Tội & Phước, Giàu & Nghèo Và Mối Liên Hệ Với Sự Giác Ngộ
Trung tâm Sức khoẻ Nam Giới Men's Health
Thưa Thầy cho con được hỏi :
+ Người thông minh, có kiến thức, có kỹ năng làm kinh tế nên đời sống sung túc, giàu có, Nhưng chưa chắc đã là người đến được với Đạo, thấy Pháp?
+ Người giác ngộ, đã thấy Pháp, vào được Pháp rồi thì trong trường hợp này người giác ngộ đó có còn phải sống cuộc sống nghèo khó về vật chất không ạ? Hay Pháp là bình đẳng, ai thấy là thấy ngay, không phụ thuộc vào nghiệp quả giàu sang hay nghèo khó?
Trả lời :
1 – Thiện-ác thuộc phạm vi đạo đức. Giàu-nghèo chỉ là biểu hiện của nhân quả nghiệp báo thuộc hệ quả của hành vi đạo đức.
+ Có thể giàu mà thiện và hạnh phúc.
+ Có thể giàu mà bất thiện và đau khổ.
+ Có thể nghèo mà thiện và hạnh phúc.
+ Có thể nghèo mà bất thiện và đau khổ.
Điều này rất vi tế cần thấy ra bản chất sâu xa của hành vi đạo đức, chứ không thể đánh giá trên tiêu chuẩn giàu nghèo được.
2 – Giác ngộ thuộc phạm vi nhận thức. Chánh kiến, tà kiến là biểu hiện của nhận thức đúng hay sai đối với sự thật, chứ không thuộc hành vi đạo đức. Tuy nhiên nhờ nhận thức đúng (chánh kiến) mà hành vi tốt (thiện) và do nhận thức sai (tà kiến) mà hành vi xấu (bất thiện). Hành vi tốt có thể giàu hay nghèo nhưng luôn là hạnh phúc. Hành vi xấu cũng có thể giàu hay nghèo nhưng luôn là đau khổ. Đó là sự liên hệ giữa giác ngộ và hành vi đạo đức.
Đừng nghĩ giàu là có phước và nghèo là vô phước. Phước và vô phước dựa trên tiêu chuẩn có hạnh phúc đích thực (tịnh lạc) hay không, chứ không dựa trên tiêu chuẩn giàu nghèo.
Thầy Viên Minh
Trích : mục Hỏi – Đáp (trungtamhotong.org)
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục: