Ba Loại Tìm Kiếm

Cập nhật: 30/10/2023 Tác giả: TS.BS.CKII. TRÀ ANH DUY

Trung tâm Sức khoẻ Nam Giới Men's Health


…Trong đời sống, ai sinh ra cũng bắt đầu 3 loại tìm kiếm:

1. Tìm kiếm để thỏa mãn nhu cầu cần thiết của đời sống: Loại tìm kiếm thuộc về bản năng tự nhiên, là hoàn toàn đúng và cần thiết. Đói thì tìm cái ăn, khát thì tìm nước uống,… Loại tìm kiếm này sẽ dẫn đến sự phát triển nền văn minh của nhân loại.

2. Tìm kiếm để thỏa mãn lòng tham xuất phát từ bản ngã tham-sân-si: Sự tìm kiếm này cũng khiến nền văn minh được phát triển ở một số mặt những đồng thời ở những mặt khác lại làm cản trở sự phát triển của chính nền văn minh ấy. Khi chỉ đáp ứng dục vọng của con người thì sẽ gây ra mâu thuẫn, tranh chấp, chiến tranh, giết chóc, và mang đến phiền não khổ đau nhiều hơn là trí tuệ. Vì vậy đều cấp thiết là mỗi người phải tự mình thấy rõ ranh giới đâu là nhu cầu thiết yếu của đời sống, đâu là lòng tham xuất phát từ bản ngã.

3. Tìm kiếm để thấy ra sự thật: đó là sự khám phá nguyên lý vận hành khách quan của đời sống bởi các nhà khoa học và những người tu học Đạo Phật. Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự gần gũi của Đạo Phật với khoa học, có nhiều phát hiện của Đức Phật từ hàng ngàn năm trước đến nay đã được khoa học kiểm chứng. Tuy nhiên việc khám phá sự thật khách quan của các nhà khoa học và của Đạo Phật được định hướng khác nhau:

+ Nghiên cứu của các nhà khoa học: Việc quan sát, nghiên cứu tìm hiểu các hiện tượng thiên nhiên được thực hiện một cách khách quan không có một định hướng nào cả. Cái gì chưa biết thì cứ nghiên cứu cho biết, và những tìm kiếm này thường là hướng tới hiểu biết những hiện tượng bên ngoài hơn là tự biết mình. Vì vậy có nhiều nhà khoa học rất giỏi, có học vị cao những vẫn phiền não khổ đau. Vì cái họ biết thì rất nhiều, chỉ thiếu mỗi khả năng tự biết mình.

+Tu học Đạo Phật: Sự tu học của Đạo Phật có định hướng rõ ràng, là qua quan sát cách vận hành của thân & tâm trong sự tương giao trong đời sống mà tìm ra nguyên nhân nào đưa đến phiền não khổ đau luân hồi sinh tử, và nguyên nhân nào đưa đến giác ngộ giải thoát. Nhờ việc thường xuyên quan sát và chiêm nghiệm chính mình trong mọi hoạt động của đời sống nên khả năng tự biết mình ngày càng sâu sắc. Giác ngộ chính mình sâu sắc tới đâu thì mỗi người được giải thoát tới đó.

Bậc Trí Thức ngoài đời là những người có kiến thức sâu rộng về mọi lĩnh vực, còn bậc Thiện Trí Thức trong Đạo Phật chỉ là những người có khả năng tự biết mình…

Thầy Viên Minh chia sẻ trong khóa thiền số 14 tại chùa Bửu Long năm 2014.

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Bình luận của bạn Câu hỏi của bạn

Đặt
Lịch
Khám
Contact Me on Zalo