Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa & Chân Lý
Trung tâm Sức khoẻ Nam Giới Men's Health
Kính Bạch Sư ông, con có một khúc mắc lớn trong lòng con: lúc nhỏ con có theo Thiên Chúa Giáo, nhưng khi lớn lên con nghe và hiểu Phật Pháp nhiều hơn. Con đã đi làm và bị chị quản lý nói “Con đã phản bội Chúa mà đi theo Phật”. Nhưng theo con, tôn giáo nào cũng hướng chúng ta tới điều tốt đẹp, vậy con mong Sư ông có thể trả lời giúp con rằng bản thân con có đang phản bội Chúa như lời chị quản lý nói hay không ạ?
Trả lời :
Khi người ta nói “phản bội” tức là họ đang đứng trên phương diện “tổ chức”, mình đang ở tổ chức này giờ sang tổ chức khác thì có người nói đó là “phản bội”.
Còn Chân Lý là một, chân lý không thuộc về Đạo Thiên Chúa, không thuộc về Đạo Phật hay bất kỳ tôn giáo hay tổ chức nào. Chân Lý là sự thật hiển nhiên chung cho tất cả mọi người.
Khi Đức Chúa giác ngộ, Ngài ở trong môi trường Do Thái nên Ngài nói như vậy, khi Đức Phật giác ngộ Ngài đã ở Ấn Độ nên mới nói như vậy thôi. Thật ra chân lý “trùm khắp” hết, nhưng do nhu cầu của một nhóm người nào đó, ở trong điều kiện nào đó thì bậc Giác Ngộ lúc ấy họ chỉ nói một số vấn đề như vậy thôi, còn chân lý thì bao la vô cùng. Không phải những lời Đức Chúa nói, hay Đức Phật nói là đã nói hết về chân lý.
Cho nên Chân Lý là để cho mọi người khám phá. Mỗi người đều có quyền khám phá chân lý, dù có theo hay không theo tôn giáo nào. Chân lý không phải của bất kỳ ai.
Chân lý mà một, nhưng cách diễn tả thì khác nhau. Thí dụ bên Công Giáo nói “tất cả đều do ý của Thượng Đế” còn Phật Giáo nói “tất cả đều là sự vận hành của Pháp”, nếu hiểu Thượng Đế = nguyên lý vận hành của Pháp thì sẽ thấy hai bên đều nói giống nhau. Đơn giản là vậy thôi.
Đạo Phật mình có 3 ngôi Tam Bảo là Phật – Pháp – Tăng. Pháp là nguyên lý vận hành chung của trời đất, Phật là người giác ngộ ra nguyên lý đó, còn Tăng là những người sống đúng với nguyên lý ấy. Bên Đạo Thiên Chúa cũng vậy, thay vì “Pháp” thì gọi là “Thượng Đế”, vì tất cả đều nằm trong sự vận hành của Pháp hết, cho dù mình có làm gì đi nữa, dù có cố theo ý mình, thì ý mình cũng là hiệu ứng từ sự vận hành của Pháp. Không có cái gì nằm ngoài sự vận hành ấy nên chữ “Pháp” tương đương với “Thượng Đế”. Đức Chúa Jesu gọi là “Ngôi Lời”, tức là người đã thấy ra sự thật nên giờ nói ra, giới thiệu ra bằng lời. Đức Chứa Jesu là ngôi tương đương với Phật trong Phật – Pháp – Tăng. Còn chữ “Tăng” bên Phật Giáo thì bên Thiên Chúa Giáo gọi là “Đức Chúa Thánh Thần”. Như vậy hai bên cũng giống nhau chứ đâu có sai khác.
Những cái sai khác xuất hiện là do người sau, cùng nghe Đức Phật dạy, nhưng chỉ cần 200 năm sau có thể đã có 25 trường phái khác nhau, mỗi trường phái giải thích mỗi khác. Thầy tin rằng nếu Đức Phật và Đức Chúa có gặp nhau thì 2 người sẽ trao đổi nói chuyện với nhau rất tâm đắc. Chỉ vì người sau chấp “Phật” theo một ý nghĩa nào đó, chấp “Chúa” theo ý nghĩa nào đó, rồi mượn danh Phật, mượn danh Chúa tạo ra tổ chức của mình, tôn giáo của mình.
Bản thân Đức Phật hay Đức Chúa hoàn toàn không muốn tạo ra tôn giáo nào hết, việc làm duy nhất của các Bậc Giác Ngộ là chỉ ra sự thật cho mọi người, gọi là “khai thị” hay “ngôi lời”…
– Thầy Viên Minh –
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục: