…Sự Khác Biệt Giữa Tứ Thiền Bát Định Và Chánh Định

Cập nhật: 19/04/2024 Tác giả: TS.BS.CKII. TRÀ ANH DUY

Trung tâm Sức khoẻ Nam Giới Men's Health


Nếu niệm (thấy biết) mà bị chấm dứt thì đó không phải là chánh niệm, mà là niệm qua khái niệm, chưa phải cái thấy trọn vẹn với thực tại đang là. Nhất là khi hành thiền định, toàn bộ thiền định đều do TƯỞNG sinh, trừ khi đó là Chánh Định…

Nếu nhận thức qua TƯỞNG là đang tạo ra ngũ uẩn, tức là vẫn nằm trong Tam Giới. Ngũ uẩn kiểu này thì là Dục Giới, ngũ uẩn kiểu kia là Sắc Giới, ngũ uẩn kiểu nọ là VÔ SẮC GIỚI. Mà càng VÔ SẮC GIỚI chừng nào thì TƯỞNG càng mạnh chừng đó. Khi tâm bắt đầu vào định VÔ SẮC tức tưởng tất cả đều là hư không, Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ đều là TƯỞNG cả…

Trú vào trạng thái định do tưởng sinh khác xa với định vô vi vô ngã vốn là yếu tố sẵn có của tâm, cái định này mới là Chánh Định của Phật Giáo. Tiếc thay nhiều Phật Tử không nhận ra được điều này, mà cho rằng thiền định mới là Chánh Pháp, biết đâu đang làm nô lệ cho TƯỞNG trong ngũ uẩn nơi chính mình.

Chánh Định là định tự có sẵn nơi tâm luôn đi cùng với Tuệ và Giới không thể tách rời. Còn định do trú vào một trạng thái do tưởng sinh thì chỉ là an trú vào cái TƯỞNG nơi mình. Mà thành tựu cũng ghê gớm lắm. Sau khi đạt được định này rồi, hành giả có thể “tưởng định” hư không này là đất, nên có thể đi trong hư không, có thể “tưởng định” nước là đất nên có thể đi trên nước… 

Dùng thiền định tạo ra TƯỞNG cực mạnh để làm việc này, việc kia, kể cả thần thông & pháp thuật, đều là tà đạo và tạo nghiệp nặng nề… 

Thầy Viên Minh chia sẻ trong buổi 5 - khóa thiền số 15 tại chùa Bửu Long, năm 2015.

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Bình luận của bạn Câu hỏi của bạn

Đặt
Lịch
Khám
Contact Me on Zalo