Vi Diệu Pháp

Cập nhật: 10/01/2024 Tác giả: TS.BS.CKII. TRÀ ANH DUY

Trung tâm Sức khoẻ Nam Giới Men's Health


…Kính thưa Thầy, Thầy cho con hỏi: 

+ Thời đức PHẬT còn tại thế ngài có thuyết tạng VI DIỆU PHÁP không ạ? 

+ và nếu đức PHẬT không thuyết thì tạng VI DIỆU PHÁP đang có hiện giờ tác giả là ai và xuất hiện cách đây khoảng bao nhiêu năm?

Con thành kính đảnh lễ và tri ân Thầy, xin Thầy từ bi chỉ dạy.

Trả lời:

Đức Phật không lập ngôn, Ngài luôn chỉ thẳng sự thật cho người nghe có thể trực nhận ngay đó, không tạo hệ thống “luận” mang tính học thuyết. 

Khoảng 200 năm sau đức Phật nhập Niết-bàn, các Bộ phái Phật giáo bắt đầu hình thành (khoảng 25 Bộ phái) do luận điểm về Phật học khác nhau nên các bộ luận mới ra đời trong đó có các luận như Abhidhamma, Abhidharma Kosa, Thành Thật Luận v.v… 

Rồi khoảng 600 năm sau Phật Lịch, Đại Trí Độ Luận, Đại Thừa Khởi Tín Luận, Trung Quán luận, Duy Thức Luận v.v… tiếp tục ra đời, đều mang tính phân tích luận giải hơn là chỉ thẳng sự thật như Đức Phật thường sử dụng. Những luận này thường mang tính truyền thuyết, như Abhidhamma được cho là Phật thuyết trên cõi trời, Trung Quán Luận thì lấy từ Long Cung, Duy Thức Luận thì do Phật Di Lặc thuyết v.v… và v.v… nên dù có tác giả vẫn thường giấu tên để dễ gán cho Phật lấy uy. 

Các luận phần lớn nặng tính phân tích của lý trí, không phải là pháp trực ngộ, nên người học phải học thuộc hơn là thấy ra thực kiện, và vì vậy các học nhân thường gây tranh cãi do bất đồng kiến giải với nhau. Vậy mới gọi là “luận” và tất nhiên có nhiều sơ hở…

Thầy Viên Minh
(Trích mục hỏi đáp Trungtamhotong.org)

THIỀN SƯ AJAHN CHAH VÀ A-TỲ-ĐÀM

Một ngày nọ có một bà giáo sư nổi tiếng về môn siêu hình học Phật giáo đến thăm ngài Thiền sư Ajahn Chah. Ở Bangkok, bà giảng dạy định kỳ về bộ môn A-tỳ-đàm (Abhidhamma, Vi diệu pháp) và tâm lý học Phật giáo. Trong khi nói chuyện với ngài Ajahn Chah, bà giải thích cặn kẽ về tầm mức quan trọng mà mọi người cần phải hiểu biết về tâm lý học Phật giáo và nhiều lợi ích mà các học viên đã gặt hái được khi học với bà. Bà hỏi ngài thiền sư có đồng ý với bà về tầm quan trọng của một kiến thức như thế không?

Ngài Ajahn Chah gật đầu đồng ý:

– Vâng, rất quan trọng.

Hết sức hân hoan, bà hỏi tiếp là các đệ tử của ngài có học A-tỳ-đàm không?

– Vâng, dĩ nhiên.

Bà lại hỏi là ngài giới thiệu những vị đệ tử ấy bắt đầu học ở đâu, các sách và phương pháp học nào là tốt nhất?

Ngài Ajahn Chah đưa tay chỉ vào quả tim mình và nói:

– Ở đây. Chỉ chỗ này thôi.

(Trích: “Mặt hồ tĩnh lặng” – A still forest pool, 1985)

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Bình luận của bạn Câu hỏi của bạn

Đặt
Lịch
Khám
Contact Me on Zalo