Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Viêm Bàng Quang Cấp Đơn Thuần Ở Nam Giới

Cập nhật: 03/03/2024 Tác giả: TS.BS.CKII. TRÀ ANH DUY

Trung tâm Sức khoẻ Nam Giới Men's Health


Chẩn Đoán

  • Triệu chứng lâm sàng: tiểu máu, tiểu vàng sậm có mùi hôi, tiểu gắt buốt, đau hạ vị
  • Tổng phân tích nước tiểu: hồng cầu, bạch cầu trong nước tiểu
  • Soi tươi nước tiểu hiện diện tế bào mủ (> 5 BC / QT40)
  • Cấy nước tiểu ≥ 105 khúm vi khuẩn / ml

Điều Trị

Vi khuẩn phân lập được chủ yếu là E.coli (75–95%). Trong cộng đồng, việc điều trị kháng sinh có thể dựa vào lâm sàng, theo kinh nghiệm mà không bắt buộc phải có kết quả cấy nước tiểu.

Các thuốc thường dùng: Nitrofurantoin, trimethoprim-sulfamethoxazole (TMP-SMX), nhóm beta-lactam, nhóm aminoglycosid và nhóm quinolon.

Riêng ampicillin và amoxicillin không khuyến cáo sử dụng đơn độc do tỉ lệ E.coli đề kháng cao (40% – 80%).

Thuốc Kháng Sinh Và Liều Sử Dụng:

·    Dùng liều duy nhất:

Pefloxacin liều duy nhất: 400mg 2 viên x 1 lần uống hoặc 

Gatifloxacin 400mg 1 viên x 1 lần uống hoặc

Fosfomycin 3gr 1 gói x 1 lần uống.

·    Dùng thuốc 3 ngày:

TMP-SMX 800/160mg 1 viên x 2 lần/ngày x 3 ngày hoặc

Ciprofloxacin 500mg 1 viên x 2 lần/ngày x 3 ngày hoặc

Ofloxacin 200mg 1 viên x 2 lần/ngày x 3 ngày hoặc

Pefloxacin 400mg 1 viên x 2 lần/ngày x 3 ngày hoặc

Norfloxacin 40mg 1 viên x 2 lần/ngày x 3 ngày hoặc

Levofloxacin 250mg 1 viên x 1 lần/ngày x 3 ngày hoặc

Cefixime 400mg 1 viên x 1 lần/ngày x 3 ngày hoặc

Cefpodoxim 100mg 1 viên x 2 lần/ngày x 3 ngày.

·    Dùng 5 – 7 ngày:

Cefuroxim 250mg 1 viên x 2 lần/ngày x 5 – 7  ngày hoặc

Amoxicillin-Acid Clavulanic 625mg 1 viên x 2 lần/ngày x 5 – 7  ngày hoặc

Ampicillin – sulbactam 375mg 1 viên x 2 lần/ngày x 5 – 7  ngày hoặc

Nitrofurantoin 100mg 1 viên x 2 lần/ngày x 5 – 7  ngày.

Mặc dù Quinolon là nhóm kháng sinh rất hữu hiệu trong viêm bàng quang cấp, nhưng nên để dành nhóm này cho những nhiễm khuẩn trầm trọng hơn là viêm bàng quang cấp.

(Kháng sinh nhóm quinolon có tác dụng với Ecoli và một số vi khuẩn khác)

Để theo dõi đáp ứng sau điều trị cần xét nghiệm nước tiểu sau điều trị đánh giá sự cải thiện so với nước tiểu trước điều trị.

Tóm lại, Việc cần thiết ở Nam giới một khi có những dấu hiệu như đi tiểu gắt, buốt kèm, nước tiểu màu vàng sậm, có mùi hôi kèm đau vùng hạ vị thì cần đến bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu – nam khoa để được thăm khám và chỉ định điều trị hợp lý. Không nên tự ý dùng thuốc để tránh những biến chứng của bệnh và tác dụng phụ của thuốc.

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Bình luận của bạn Câu hỏi của bạn

Đặt
Lịch
Khám
Contact Me on Zalo