Điều Trị Sau Phẫu Thuật Lỗ Tiểu Thấp

Cập nhật: 12/07/2024 Tác giả: TS.BS.CKII. TRÀ ANH DUY

Trung tâm Sức khoẻ Nam Giới Men's Health


I.  Điều trị sau phẫu thuật

1.  Nằm yên trên giường 2 – 3 ngày sau mổ.

2. Vết thương: thay băng sau 2 – 5 ngày, rửa bằng nước muối sinh lý, băng lại hoặc để hở.

3. Ống thông tiểu: nối với túi đựng nước tiểu có ghi ngày đặt thông tiểu. Rút ống thông tiểu sau 7-14 ngày hoặc lâu hơn tùy trường hợp.

4. Thuốc sau mổ: kháng sinh phổ rộng Cephalosporin thế hệ thứ 3 trong thời gian đặt thông tiểu; giảm sưng; giảm đau bằng Acetaminophen.

5.  Theo dõi tổng trạng.

6.  Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà trong việc tự chăm sóc vết mổ và ống thông tiểu, không hoạt động quá mức; ăn uống đầy đủ chất; uống nhiều nước; tránh bón; giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường.

7.    Thời gian nằm viện: 7 – 14 ngày.

II.         Theo dõi và tái khám

1.    Theo dõi và điều trị biến chứng

a.     Biến chứng sớm (Trong thời gian hậu phẫu):

–     Chảy máu vết mổ cầm máu (băng ép, đốt điện hoặc khâu cầm máu).

–     Máu tụ → thoát máu tụ.

–     Nhiễm trùng vết mổ → thay băng + kháng sinh theo kháng sinh đồ.

–     Nghẹt ống thông tiểu => bơm rửa hoặc đặt lại ống thông tiểu với kích cỡ nhỏ hơn hoặc dẫn lưu trên xương mu hoặc mở bàng quang ra da.

–     Tuột ống thông tiểu => đặt lại ống thông tiểu với kích cỡ nhỏ hơn hoặc dẫn lưu trên xương mu hoặc mở bàng quang ra da.

–     Bí tiểu sau khi rút thông tiểu => đặt lại ống thông tiểu với kích cỡ nhỏ hơn hoặc dẫn lưu trên xương mu hoặc mở bàng quang ra da.

–     Hở vết mổ => Khâu da thứ phát trường hợp vết mổ hở ít, để lành tự nhiên sẽ xử trí sau 3 tháng.

b.    Biến chứng muộn: tỉ lệ khoảng 20%. Sửa chữa được thực hiện ít nhất 6 tháng sau mổ (khi các mô đã lành, mềm mại).

–     Rò niệu đạo => vá rò.

–     Hẹp lỗ tiểu => mở rộng lỗ tiểu.

–     Hẹp niệu đạo => tái tạo niệu đạo.

–     Tụt lỗ tiểu (lỗ tiểu thấp tái phát) => tái tạo niệu đạo.

–     Xoay, cong dương vật => sửa xoay, sửa cong dương vật.

–     Túi thừa niệu đạo => cắt túi thừa.

2.    Tái khám

a.     Tái khám định kỳ: 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm.

 b.    Tái khám đánh giá kết quả, theo dõi và xử lý biến chứng.

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Bình luận của bạn Câu hỏi của bạn

Đặt
Lịch
Khám
Contact Me on Zalo