Những Nguyên Nhân Của Chứng Tiểu Đêm

Cập nhật: 30/10/2023 Tác giả: TS.BS.CKII. TRÀ ANH DUY

Trung tâm Sức khoẻ Nam Giới Men's Health


Bệnh nguyên của tiểu đêm ở những người trẻ và người cao tuổi khỏe mạnh không có nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên, trong số những người cao tuổi, không được khỏe mạnh hoàn toàn và những người cao tuổi bị bệnh, tiểu đêm được coi là một một hội chứng hơn là một bệnh, trong đó tiểu đêm là một tình trạng được gây nên bởi nhiều yếu tố mà trong đó tiểu đêm được gây ra bởi sự suy yếu của nhiều cơ quan trong trong một thời gian dài và có sự tương tác giữa chúng dẫn đến tăng nguy cơ bị tiểu đêm. Ví dụ, khi một bệnh nhân nam giới cao tuổi bị tiểu đường, ứ trệ tĩnh mạch mức độ nhẹ và đa niệu về đêm từ trước đó được dùng prednisone để điều trị đợt cấp COPD. Trong trường hợp này tăng số lần đi tiểu ban đêm có thể là hậu quả của phù ngoại biên tăng lên và tăng đường huyết gây ra bởi steroid. 

Những yếu tố chính của tiểu đêm ở người cao tuổi luôn thay đổi, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây đi tiểu nhiều về đêm và tăng tỷ lệ của những rối loạn đường tiểu dưới gây nên dung tích bàng quang thấp một cách tương đối. Một vài bệnh và thuốc có thể ảnh hưởng đến tình trạng này sẽ dẫn đến tăng nguy cơ của tiểm đêm. Ví dụ, suy tim sung huyết và steroids có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và đi tiểu nhiều ban đêm. 

Rối loạn giấc ngủ: 
– Những thay đổi liên quan đến tuổi và thời gian ngủ 
– Ngừng thở khi ngủ 
– Người ngủ cùng giường (bao gồm cả người ở cùng phòng trong thời gian dài) 
– Các thuốc: 
+ Steroids 
+ Thuốc tim mạch: statins, chẹn beta, ức chế men chuyển, amiodarone 
+ Thuốc tâm thần: ức chế t i hấp thu serotonin, chống loạn thần 
+ Phenytoin 
+ Thuốc điều trị Parkinson 
+ Kháng receptor Leukotriene 
+ Cafeine 
+ Rượu 
– Trầm cảm 
– Bệnh Alzheimer 
– Rối loạn vận động: Parkinson, hội chứng chân không nghỉ 
– Suy tim sung huyết 
– Các cơn đau 
Đa niệu ban đêm: 
– Liên quan đến tuổi 
– Ngừng thở khi ngủ 
– Đái tháo đường không kiểm soát được 
– Tăng huyết áp không kiểm soát 
– Bệnh thận do THA 
– Phù ngoại biên: 
+ Ứ trệ tĩnh mạch 
+ Suy tim sung huyết 
+ Các thuốc: Chẹn kênh calci, pyridine, steroids, NSAIDs, thiazolidinediones, tác động trên GABA. 
Những rối loạn đường tiểu dưới ảnh hưởng đến chức năng chứa của bàng quang: 
– Bàng quang tăng hoạt (OAB) 
– Tắc nghẽn đường tiểu dưới 
– Mạn tính: bệnh thận kẽ, xạ trị, nhiễm khuẩn 
– Bệnh lý bàng quang do nguyên nhân thần kinh. 

Nhìn chung, chứng tiểu đêm thường xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân và đôi khi kết hợp giữa nhiều yếu tố. Dù nam giới trẻ tuổi hay lớn một khi bị mắc chứng tiểu đêm cũng đều sức khỏe chung nên cần được Bác sĩ Tiết niệu – Nam khoa tầm soát nguyên nhân và có hướng điều trị hợp lý. 

TS.BS.CKII. TRÀ ANH DUY

Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men’s Health

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Bình luận của bạn Câu hỏi của bạn

Đặt
Lịch
Khám
Contact Me on Zalo