Soi Sáng Thực Tại 

Cập nhật: 14/10/2023 Tác giả: TS.BS.CKII. TRÀ ANH DUY

Trung tâm Sức khoẻ Nam Giới Men's Health


"Y kinh diễn nghĩa tam thế Phật oan"

Hỏi: 

Dạ thưa thầy con khi nghe được pháp thoại của thầy thì con sống như thầy khai thị, 4 niệm xứ mọi lúc mọi nơi thì có người bạn cười con không hiểu gì Phật pháp, rồi bạn gửi cho con bài kinh 4 niệm xứ rất dài, lúc đó con đang chiên tàu hũ, nên con trả lời bạn là 4 niệm xứ con đang chiên tàu hũ nếu phải đọc hiểu 4 niệm xứ trong kinh, thì chưa hết 1 niệm thân tàu hũ đã cháy đen rồi, phải không thưa thầy?

– Đúng là cứ để họ tu theo kinh điển đi, còn con tu ngay nơi thực tại thân-tâm-cảnh đang là cho khỏe. Ai chưa thấy mặt trăng mới cần nhìn qua ngón tay chỉ trỏ, còn ai đang thấy mặt trăng thì nhìn vào ngón tay làm gì nữa đây! Với dân xứ Kuru đức Phật dạy Tứ Niệm Xứ đầy đủ chi tiết, nếu không, trình độ dân Kuru không hiểu nổi. Nhưng với Bāhiya thì đức Phật nói rất đơn giản mà Bāhiya lại chứng ngộ A-la- hán được ngay. Nếu mà lúc đó Bāhiya lạc vào dân xứ Kuru chắc sẽ nghe họ giảng Kinh Tứ Niệm Xứ đến chết vẫn chưa chứng ngộ được gì! Thầy đã từng gặp nhiều luận gia chú giải Kinh Tứ Niệm Xứ, họ chấp vào từng chữ từng câu, sợ “ly Kinh nhất tự tức đồng ma thuyết” nhưng họ không biết rằng “y Kinh diễn nghĩa tam thế Phật oan”. Cho dù Phật dạy Kinh Tứ Niệm Xứ chi tiết cách mấy cũng không bằng một phần vô lượng của bài Kinh sống động đang ngay đây biết đi đứng, khổ vui, thương ghét này… mà cụ thể như con đang chiên tàu hũ đó. Ngay nơi chiên tàu hũ con có thể giác ngộ như nàng Paṭācārā dội nước rửa chân mà chứng quả A-la-hán vậy. Chính vì ngài A-nan biết quá nhiều Kinh mà Phật nhập Niết-bàn rồi vẫn chưa chứng được A-la-hán, cứ áp dụng hết Kinh này qua Kinh khác mãi vẫn chỉ căng thẳng mệt mỏi thêm, nhưng ngay khi buông ra nằm xuống nghỉ ngơi chẳng còn nhớ Kinh Kệ, nhớ pháp tu gì nữa thì lại chứng quả Bất Sinh! Đúng là:

Trả kinh lại cho kinh
Về chiêm ngoạn chính mình 
Không tìm cầu mong đợi 
Thấy Pháp vốn Bất Sinh!

Và cuối cùng A-nan cũng phải đọc Kinh Vô Tự mới giác ngộ được thôi:

Đọc kinh vô tự khỏi lo âu
Chữ nghĩa văn hoa chỉ khổ sầu
Nếu biết tuỳ duyên, tâm rỗng lặng 
Nào ngờ thuận pháp, tánh thâm sâu.

– Thầy Viên Minh – www.trungtamhotong.org

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Bình luận của bạn Câu hỏi của bạn

Đặt
Lịch
Khám
Contact Me on Zalo